Offset là gì? Lợi ích, ứng dụng và quy trình chi tiết

88 lượt xem

Offset là một quy trình in ấn phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp in ấn. Quy trình này bao gồm việc in mực lên một bề mặt trung gian, sau đó chuyển nó sang bề mặt chất liệu in. Ưu điểm của offset bao gồm chất lượng in rõ ràng, màu sắc chính xác và khả năng sản xuất hàng loạt nhanh chóng. Nó được sử dụng trong in sách, tạp chí, áp phích quảng cáo và nhiều loại sản phẩm in ấn khác. Quy trình offset bao gồm các giai đoạn chuẩn bị, in offset và hoàn thiện sản phẩm..

Bạn đang xem bài viết về In Offset Là Gì? Ưu Điểm, Ứng Dụng Và Quy Trình Chi Tiết tại Sản xuất thùng carton Đức Tuấn – Cần thùng Carton đóng hàng giá rẻ SLL, Liên hệ Hotline: 0862 353 168

Sản phẩm thùng carton Bao Bì Đức Tuấn

Ngày nay công nghệ kỹ thuật in offset được sử dụng rất phổ biến trong ngành in ấn. Vậy in offset là gì bạn đã biết chưa? Với phương pháp in này có nhiều ưu điểm giúp bạn giảm thời gian và chi phí hơn so với in kỹ thuật số. Hãy cùng Ductuanpacking tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật in này cũng như những ứng dụng của nó trong thực tế!

1. In offset là gì? Nguồn gốc của công nghệ in offset

In offset là công nghệ đang áp dụng khá nhiều trong lĩnh vực in ấn hiện nay. Giải thích dễ hiểu thì in offset dùng các hình ảnh dính mực đã được ép lên những tấm offset (tấm cao su) rồi in lên giấy. Kỹ thuật in này đem đến những bản in tốt nhất bởi việc dùng công nghệ cao sẽ tránh được việc nước bị thấm lên giấy theo mực in.

công nghệ in offset là gì
In offset là gì? Nguồn gốc in offset như thế nào?

Nguồn gốc của công nghệ in offset và in thạch bản là tại nước Anh vào những năm 1875. Vào thời điểm này, in offset được sử dụng chủ yếu trên kim loại. Đến năm 1903, ông Ira Washington Rubel là người đầu tiên nghiên cứu tiếp cận và áp dụng công nghệ in offset trên bề mặt giấy. Sau những đổi mới và phát triển bao gồm việc thực hiện cho bản xếp chữ, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ. Đến năm 1950, công nghệ in offset đã trở thành công nghệ in phổ biến trong in ấn thương mại.



>>>> XEM NGAY: In túi giấy sỉ lẻ theo yêu cầu đảm bảo giá tốt tại TPHCM

2. Ưu, nhược điểm của công nghệ in offset

Để hiểu rõ hơn về công nghệ in offset là gì bạn cần hiểu rõ ưu và nhược của sản phẩm để đưa ra quyết định cho sự lựa chọn có nên in offset hay không.

2.1 Ưu điểm

In offset đã và đang là một kỹ thuật hiện đại được ứng dụng nhiều nhất trong nền công nghiệp in ấn bao bì với các ưu thế vượt trội sau:

  • Công nghệ kỹ thuật in này cho ra các sản phẩm in đạt chất lượng hình ảnh cao. In offset đáp ứng yêu cầu về màu sắc sản phẩm đẹp, sắc nét và hạn chế nhiều lỗi như mực in nhòe hoặc in không chuẩn màu…
  • Có thể sử dụng công nghệ in offset trên nhiều chất liệu khác nhau, từ bề mặt phẳng đến sần sùi như gỗ, giấy thô nhám, kim loại,… đều sử dụng được.
công nghệ in offset là gì
Ưu điểm in offset là gì?
  • Công nghệ in tiên tiến này giúp cho việc sản xuất các bản in diễn ra dễ dàng hơn.
  • Sản phẩm được in offset có tuổi thọ lâu hơn, bền màu.
  • Ngoài ra, in offset giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí một cách tối đa với những đơn hàng số lượng lớn.

2.2 Nhược điểm

Mặc dù được sử dụng khá phổ biến, nhưng công nghệ này vẫn tồn tại những mặt hạn chế như sau:

  • Mất nhiều thời gian chuẩn bị để in so với các công nghệ khác (do phải làm khuôn in), nếu in với số lượng nhỏ và lấy liền thì không nên chọn kỹ thuật in này.
  • Thời gian chuẩn bị khuôn khá lâu và chi phí cao so với phương pháp in khác.
  • Bản thiết kế cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi in, bởi in offset thường in số lượng lớn, nếu có sai sót sau khi in sẽ gây lãng phí rất lớn, gây chậm trễ thời gian hoàn thiện sản phẩm.
in offset là công nghệ in gì
Nhược điểm in offset là gì?

>>>> XEM THÊM: In hộp giấy theo yêu cầu đảm bảo uy tín, giá tốt nhất 2023

3. Nguyên lý của kỹ thuật in offset

Nguyên lý kỹ thuật in offset là gì? Đây là một phương pháp kỹ thuật in gián tiếp. Bởi trong toàn bộ quy trình in, có một hình trụ đặt giữa tấm in và giấy (chất liệu in), trên tấm trụ được phủ một tấm cao su. Chính vì thế, chất lượng các bản in phương pháp này đồng đều, in túi giấy, in hộp giấy giá rẻ hàng loạt vẫn giữ được độ sắc nét và đảm bảo như lần đầu. Quy trình in phần lớn đều được tự động hóa, nên tốc độ vượt trội hơn in thạch bản.

in offset là công nghệ in gì
Nguyên lý của kỹ thuật in offset

Nguyên lý của công nghệ in offset là phương pháp in phẳng, với thông tin về hình ảnh và nội dung cần in phải thể hiện rõ trên bản in có tính chất quang hóa. Từ đó, tạo nên các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Khi in thì cần dùng hình ảnh thuận và hình ảnh trên bản in phải cùng chiều với mặt in.

4. Quy trình chi tiết của công nghệ in offset

Sau khi hiểu rõ các khái niệm cũng như nguyên lý của công nghệ in offset là gì, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu quy trình chi tiết của công nghệ này. Quá trình in ấn sản phẩm bằng công nghệ in offset đòi hỏi kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật để cân chỉnh màu sắc như ý. Quy trình in ấn offset tại Ductuanpacking tại video sau:

Ngoài ra, thông thường các sản phẩm dùng công nghệ in offset sẽ trải qua 6 bước cơ bản sau:

4.1 Thiết kế chế bản

Đầu tiên bạn cần thiết kế chế bản. Nhằm việc sở hữu một sản phẩm không bị lỗi và đạt chuẩn chất lượng cần phải có chế bản in hay thiết kế chế bản in chuẩn file. Dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng, đối tác mà thiết kế các thông tin như logo, địa chỉ, slogan,… một cách hài hòa về cả nội dung, hình ảnh và màu sắc trong thiết kế. Đây là khâu rất quan trọng giúp thành phẩm in ấn có chất lượng cao và không bị lỗi sai. Hoàn tất việc tư vấn, thỏa thuận và thống nhất thiết kế, đơn vị in ấn sẽ chuyển qua công đoạn tiếp theo là outfilm.

in offset là công nghệ in gì
Thiết kế chế bản của quy trình in offset

>>>> XEM NGAY: Chế bản in là gì? Tìm hiểu về các bước chế bản in

4.2 Output film

Sau khi hoàn thiện thiết kế chế bản, bước kế tiếp của quy trình in là output film. Đối với các bản in chứa hình ảnh, film sẽ được tạo ra thành bốn tấm đại diện bốn lớp màu C, M, Y, K. Trong đó C (Cyan) là màu xanh lơ, M (Magenta) là màu hồng sẫm, Y (Yellow) là màu vàng và K (Black) là màu đen. Đây là 4 hệ màu cơ bản kết hợp để tạo nên các màu sắc khác nhau. Sự kết hợp của 3 trong 4 màu cơ bản hoặc cả 4 màu với các thông số khác nhau sẽ tạo ra những kết quả màu sắc khác nhau. Quy trình này được gọi là quá trình output 4 tấm film.

công nghệ in offset là gì
Bộ màu CMYK

>>>> THÔNG TIN THÊM: CMYK là gì? hệ màu CMYK trong in ấn bao bì giấy

4.3 Phơi bản kẽm

Sau khi cho ra 4 tấm film, bước tiếp theo chính là mang phơi từng tấm film lên bản kẽm in offset. Lúc này máy phơi kẽm thực hiện công việc chụp lại hình ảnh của từng tấm phim, sao chép và tái hiện nó lên từng bản kẽm.

in offset là công nghệ in gì
Phơi bản kẽm của quy trình in offset

4.4 In offset

Đối với quy trình in offset, kỹ thuật viên tiến hành in từng màu một đến khi hết 4 màu. Sau đó, bốn màu được in chồng lên nhau tạo ra bản in cuối cùng. Tùy vào kinh nghiệm của các kỹ thuật viên mà trình tự trước sau của từng loại màu in sẽ khác nhau. Công đoạn thực hiện như sau:

  • Đầu tiên kỹ thuật viên sẽ chọn một trong bốn kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset. Tiếp theo, họ sẽ chọn loại mực tương ứng ở phần vào mực của máy in. Ví dụ bản in màu K (Black) thì kỹ thuật sẽ cho mực K và tiến hành in. Quả lô in sẽ xoay ngang tờ giấy và đập phần tử in xuống tờ giấy cần in.
công nghệ in offset là gì
Tiến hành in offset
  • Sau khi kết thúc số lượng bản in của một màu, kỹ thuật viên tiến hành tháo kẽm, vệ sinh sạch mực cũ và lắp kẽm mới vào. Lúc này họ sẽ cho những bản giấy mới in vào và tiếp tục quy trình cũ. Tiếp tục thực hiện cho tới khi hết tất cả bốn bản kẽm với bốn màu in. Sau đó bốn màu in này được in chồng lên nhau tạo ra bản in cuối cùng hoàn chỉnh.
  • Để quy trình được đảm bảo và tránh sai sót, các xưởng in nên chạy thử bản nháp trước khi tiến hành in hàng loạt. Chính vì vậy khi in offset các xưởng in phải trừ hao giấy để đảm bảo chất lượng.

4.5 Gia công sau in

Quy trình gia công sau in là công đoạn cuối cùng và quan trọng để tạo ra một sản phẩm đẹp. Khách hàng có thể chọn một số hiệu ứng bề mặt để sản phẩm thêm phần bắt mắt như: ép kim và ép nhũ, cán mờ, cán bóng, dập chìm, dập nổi,… theo yêu cầu. Trong đó cán màng in mờ tạo ra sản phẩm có bề mặt mềm, mịn. Cán màng bóng tạo bề mặt sản phẩm bóng hơn. Lưu ý rằng kỹ thuật viên phải thật tỉ mỉ trong từng bước để tạo ra những bản in chất lượng, đảm bảo quá trình in không xảy ra lỗi.

kỹ thuật in offset là gì
Gia công sau in offset

>>>> TÌM HIỂU NGAY:

  • Cán màng là gì? Ứng dụng cán màng trong in ấn bao bì giấy
  • Gia công ép kim hộp giấy, ép nhũ hộp giấy sang trọng

4.6 Kiểm tra chất lượng

Cuối cùng, sản phẩm in ấn sẽ được đưa tới khâu kiểm tra, kiểm định chất lượng có đạt yêu cầu khách hàng đưa ra hay không. Nếu thành phẩm đạt chất lượng sẽ đóng gói và vận chuyển tới cho khách hàng. Còn chưa đạt chất lượng được sửa chữa và làm lại.

kỹ thuật in offset là gì
Kiểm tra chất lượng sản phẩm



>>>> THAM KHẢO NGAY: In thùng carton giá rẻ chất lượng, uy tín nhất TPHCM

5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm từ kỹ thuật in offset

Công nghệ in offset chuẩn và chất lượng cần được đánh giá thông qua khả năng lên màu, chuẩn bản mẫu. Việc in ấn tiêu chuẩn màu cần đảm bảo theo những quy chuẩn châu u về chồng màu:

  • In 4 màu: Quy chuẩn ướt – chồng – ướt, thứ tự các màu sắc lần lượt là đen, xanh, đỏ và vàng.
  • In 2 màu: Quy chuẩn ướt – chồng – khô, ướt – chồng – ướt, thứ tự của các màu lần lượt là xanh cyan, đỏ, đen và vàng.
  • In 1 màu: Quy chuẩn ướt – chồng – khô, thứ tự các màu là xanh, đỏ, vàng và đen.
công nghệ in offset là gì
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

>>>> THAM KHẢO THÊM: Tổng hợp các kỹ thuật in phổ biến nhất trong ngành in hiện nay

6. Ứng dụng của in offset trong đời sống

Như đã nói bên trên, in offset có nhiều ưu điểm với ứng dụng rất đa dạng. Với kỹ thuật in hiện đại này sẽ tạo nên nhiều thành phẩm đẹp mắt:

  • In offset ứng dụng trong in túi giấy, in hộp cứng cao cấp, in hộp giấy, in decal,…
  • Ngoài ra ứng dụng trong in đồ dùng văn phòng phẩm như phong bì, name card, tiêu đề thư, kẹp file,…
  • Ứng dụng trong in các sản phẩm in ấn sách, brochure, catalogue, thiệp cưới,… hoặc những ấn phẩm tạp chí cao cấp.
  • Bên cạnh đó còn có thể in ấn phẩm tết như bao lì xì, thiệp chúc mừng, lịch treo.
  • Đặc biệt nhất đó là có thể in ấn trên bề mặt gồ ghề và khó như gỗ, sứ, vải, in ấn vô cùng chất lượng.
kỹ thuật in offset là gì
Ứng dụng của in offset trong đời sống

7. Khi nào nên sử dụng phương pháp in offset?

Mặc dù in offset có nhiều ưu điểm nhưng không phải trường hợp nào cũng phù hợp với phương pháp in này. Để có kết quả tốt nhất, bạn chỉ nên áp dụng in offset khi:

7.1 In trong thời gian nhanh vẫn đảm bảo chất lượng

In offset là lý tưởng nếu bạn cần in các sản phẩm trong một khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn duy trì chất lượng cao. Vì kỹ thuật in này giúp cho màu sắc của sản phẩm giống đến 95% so với bản thiết kế ban đầu, thời gian in khá nhanh.

kỹ thuật in offset là gì
In trong thời gian nhanh vẫn đảm bảo chất lượng

7.2 In với số lượng lớn

Nói chung, máy in offset có kích thước và công suất lớn hơn, do đó có thể đáp ứng được kích thước bản in lớn hơn. Do đó, công nghệ in này thường chỉ được sử dụng để in những đơn hàng yêu cầu số lượng lớn. Chưa kể việc chuẩn bị in offset mất thời gian và khá tốn kém. Vì vậy, nếu in số lượng ít thì giá thành in sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó, bạn chỉ nên in với số lượng lớn để tối ưu hóa tổng chi phí in ấn của doanh nghiệp.

kỹ thuật in offset là gì
In với số lượng lớn

8. Cấu tạo chi tiết máy in offset

Máy in offset bao gồm các bộ phận chính như trục bản, trục cao su, hệ thống cấp ẩm, hệ thống cấp mực và các bộ phận quan trọng khác. Chi tiết các bộ phận chính như sau:

  • Trục ống mang khuôn (gọi tắt là trục ống bản): Là trục ống kim loại, phần tử in bắt mực, phần tử không in bắt nước.
  • Trục ống mang tấm cao su (hay còn gọi là ống offset): Là trục ống tấm sét cao su có chức năng truyền hình ảnh, các phần tử in ấn lên bề mặt giấy in.
  • Ống ép: Là một trục khi quay thường tiếp xúc với trục của ống cao su, có nhiệm vụ vận chuyển giấy và các vật liệu in khác.
  • Hệ thống cấp ẩm: Hệ thống có các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm.
  • Hệ thống cấp mực: Gồm các bình chứa mực để cung cấp mực cho ống bản.
in offset là công nghệ in gì
Cấu tạo chi tiết máy in offset

Ngoài các bộ phận chính, máy in offset còn bao gồm các bộ phận sau:

  • Bộ phận nạp giấy: Là nơi hút vật liệu in từ bàn làm việc, kệ cung cấp ở đầu vào và hút giấy.
  • Bộ phận trung chuyển: Có nhiệm vụ dẫn truyền giấy qua trục cao su để tiếp nhận các phần tử in nhờ hệ thống các trục và nhíp.
  • Bộ phận ra giấy: Gồm hệ thống các khay và thanh có tác dụng ra và vỗ giấy tạo thành cây giấy trên bàn ra giấy. Bên cạnh đó còn có hệ thống phun bột làm khô tờ giấy in ngay lập tức để không bị lem, lấm mực.

9. Một số loại máy in offset phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy chính là máy in 2 màu và máy in 4 màu. Ngoài ra còn có máy in nhiều hơn 4 màu và các loại máy khác. Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể trang bị các loại máy khác nhau.

9.1 Máy in 2 màu

Đối với máy in 2 màu bạn không thể phối màu sắc đẹp vì loại máy này bị hạn chế chỉ có 2 màu cơ bản. Phù hợp với in các ấn phẩm đơn giản chữ đen như giấy in tiêu đề và các ấn phẩm văn phòng đơn giản. Tuy nhiên, loại máy này không được sử dụng rộng rãi lắm. Đối với các ấn phẩm phức tạp như menu, catalogue, brochure, poster,… máy in 2 màu không được ưa chuộng. Bởi vì sản phẩm chỉ có 2 màu đơn điệu.

công nghệ in offset là gì
Máy in offset 2 màu cơ bản

9.2 Máy in 4 màu

Đây là loại máy in rất phổ biến do có nhiều màu sắc, chi phí in ấn thấp và tiết kiệm chi phí vận hành. Máy in 4 màu được sử dụng để in là hệ màu CMYK: lục lam, đỏ tươi, vàng và đen. Khi in, các màu sẽ được trộn đều, tạo ra màu sắc đúng như bản gốc, rất thuận tiện khi in ấn. Do đó, loại máy này cũng rất tiết kiệm chi phí và có nhiều ứng dụng. Tuy nhiên, chất lượng của bản in cuối cùng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như kinh nghiệm in của người vận hành, mực in và chất liệu giấy, v.v.

kỹ thuật in offset là gì
Máy in 4 màu in được sử dụng phổ biến

9.3 Máy in nhiều hơn 4 màu

Mặc dù máy in có nhiều hơn 4 màu không phổ biến, nhưng máy in offset 5 hoặc 6 màu cũng có những tính năng tiên tiến như trộn nhiều màu với nhau để tạo thành các màu lạ như nhũ và đồng. Sự khác biệt giữa chúng và máy in 4 màu là chúng có thêm hộp màu để pha. Máy in 5 màu có thêm 1 hộp và 2 hộp cho máy in 6 màu. Loại này thường được sử dụng trong các tiệm in chất lượng cao để cho ra những ấn phẩm độc đáo và ấn tượng.

kỹ thuật in offset là gì
Máy in nhiều hơn 4 màu ít được sử dụng phổ biến

9.4 Các loại máy khác

Ngoài ra còn một số loại máy in offset khác như: máy in 1 mặt, máy in 2 mặt, máy in mini,… Các loại máy được phân loại theo kích cỡ máy in như máy in offset 6 (khổ giấy max 39x54cm), máy in offset 8 (Khổ giấy max 48x65cm), máy in offset 10 (Khổ giấy max 52x72cm),…

 
giấy in offset là gì
Các loại máy in offset khác

10. Một số mẫu hộp giấy in offset, túi giấy in offset tại Ductuanpacking

Bạn đã hiểu in offset là gì rồi đúng không nào? Tại Ductuanpacking có bán một số hộp giấy, túi giấy in offset vô cùng đẹp và chất lượng, giá cả vô cùng phải chăng, bạn có thể tham khảo các mẫu bên dưới nhé:

giấy in offset là gì
Túi giấy in offset Ductuanpacking
giấy in offset là gì
Mẫu túi giấy in offset đẹp
in offset 4 màu là gì
Túi làm bằng giấy in offset đẹp, tiện lợi
in offset 4 màu là gì
Túi giấy bảo vệ môi trường

Vậy qua bài viết bạn đã hiểu in offset là gì? Đây là công nghệ được sử dụng rất phổ biến trong ngành in ấn hiện nay. Tham khảo ngay bài viết sau của Ductuanpacking để biết chi tiết!? Có thể thấy những ứng dụng của công nghệ in offset vô cùng đa dạng, phong phú và dùng trong rất nhiều những lĩnh vực. Ngoài ra còn là công nghệ tiên tiến khắc phục được nhiều khuyết điểm của các công nghệ in ấn khác. Nếu bạn đang có nhu cầu in offset chất lượng, giá cả hợp lý thì liên hệ với Ductuanpacking qua thông tin bên dưới để có được những ấn phẩm ưng ý.

Thông tin liên hệ:

>>>> THÔNG TIN BỔ ÍCH:

  • In offset 4 màu là gì? Tìm hiểu quy trình in offset 4 màu
  • In offset và in kỹ thuật số có gì giống và khác nhau?

Bạn cần đặt thùng, hộp carton, hộp giấy?


Ductuanpacking nhận đặt sản xuất và in thùng carton, hộp carton theo yêu cầu


Số lượng tối thiểu (MOQ): 1000-3000 cái trở lên, tùy kích thước

Liên hệ ngay tel:+84862353168 hoặc tư vấn trực tiếp qua ZALO


Bạn đang đọc bài viết về: In Offset Là Gì? Ưu Điểm, Ứng Dụng Và Quy Trình Chi Tiết
Xem Giá thùng carton

chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều!

Hastags: #Offset #Là #Gì #Ưu #Điểm #Ứng #Dụng #Và #Quy #Trình #Chi #Tiết

Thông báo: Chuyên cung cấp dịch vụ thùng carton chất lượng [email protected] và tổng đài đặt 086 2204 866 để chúng tôi tư vấn được chính xác nhất!